Bà bầu đi bộ nhiều có tốt không? Cách đi bộ đúng cho bà bầu
Trong giai đoạn thai kỳ việc vận động thể chất hỗ trợ nhiều lợi ích cho sức khỏe và phòng ngừa các biến chứng. Đi bộ là bài tập thích hợp được các chuyên gia đánh giá tốt cho quá trình sinh nở và khuyến cáo nên thực hiện. Bà bầu đi bộ nhiều có tốt không? Câu giải đáp và những hướng dẫn đi bộ đúng cách cho bà bầu dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm thông tin hữu ích.
1. Bà bầu đi bộ nhiều có tốt không?
Đi bộ là hình thức tập thể dục nhẹ nhàng và đơn giản, không yêu cầu về kỹ thuật. Bài tập vận động này phù hợp với mọi người, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. Để giải đáp cho thắc mắc bà bầu đi bộ nhiều có tốt không, hãy cùng tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời mà đi bộ mang đến cho sức khỏe bà bầu và thai nhi:
– Giảm đau lưng, khó chịu, táo bón.
– Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ.
– Tăng cơ bắp và nâng cao thể lực.
– Bớt căng thẳng, giúp tâm trạng thoải mái, yêu đời hơn.
– Hạn chế nguy cơ tiền sản giật, xuất hiện cục máu đông.
– Tốt cho quá trình sinh nở tự nhiên, giúp co bóp tử cung nhanh.
– Nâng cao sức khỏe tim mạch, độ dẻo dai của xương khớp.
– Giảm hiện tượng ốm nghén, mệt mỏi, chuột rút, mất ngủ trong khi mang thai.
– Đốt cháy năng lượng kiểm soát cân nặng mẹ bầu và thai nhi, thúc đẩy giảm cân sau sinh.
Đi bộ khi mang bầu có nhiều tác dụng tuyệt vời
Trong thời gian mang thai, các bác sĩ thường khuyên rằng bà bầu nên đi bộ để việc để việc sinh đẻ tự nhiên diễn ra thuận lợi hơn.
Đi bộ dần dần sẽ giúp bé di chuyển vào đúng vị trí chào đời. Hormone oxytocin được giải phóng khi chạy bộ cũng giảm hiện tượng xuất hiện các cơn co thắt. Việc sinh nở của bà bầu dễ dàng hơn khi cổ tử cung mở rộng và thai nhi ở vị trí chính xác.
>> Quan tâm: 15 bài tập Yoga cho bà bầu
2. Bà bầu đi bộ nhiều có sao không?
2.1. Đi bộ khi mang thai có tốt không?
Nếu phụ nữ mang thai vẫn đảm bảo sức khỏe tốt và thai nhi phát triển bình thường đúng theo tiến độ thì đi bộ là an toàn và không gây ra vấn đề gì đáng lo ngại. Để biết bà bầu đi bộ nhiều có tốt không, mỗi lần thăm khám định kỳ bạn nên hỏi ý kiến tư vấn từ bác sĩ sản khoa.
Đi bộ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên không phải đi bộ càng nhiều thì càng tốt. Đồng thời, đi bộ quá nhiều cũng là việc không cần thiết vì không đem thêm tác dụng gì. Các chuyên gia khuyến khích khi mang thai, mỗi tuần mẹ bầu nên dành khoảng 150 phút để hoạt động thể chất. Những bài tập vừa phải, tốc độ nhịp nhàng có tác động đáng kể trong việc ngăn ngừa sinh non, sẩy thai hay đẻ con có cân nặng nhẹ.
Hàng ngày đi bộ 30 phút hoặc chia thành 2 lần, mỗi lần 15 phút cũng làm mẹ bầu nhận thấy rõ sự thay đổi trong cơ thể. Đi bộ với mức độ vừa phải hỗ trợ tốt nhất cho thai kỳ và đảm bảo an toàn. Mẹ bầu không nên tập quá sức mà cần điều chỉnh thời gian và hình thức phù hợp với tình trạng của mình.
Bầu đi bộ nhiều có tốt không?
2.2. Bà bầu nên đi bộ vào thời điểm nào?
Với từng giai đoạn mang bầu sẽ áp dụng thời gian đi bộ khác nhau. Bà bầu từng có tiền sử sảy thai hoặc có dấu hiệu thai nhi yếu, nhất định cần được sự đồng ý của bác sĩ mới được đi bộ.
Thời điểm lý tưởng nhất cho bà bầu bắt đầu đi bộ là từ tháng thứ 4 thai kỳ. Trước đó, mẹ bầu mỗi ngày chỉ đi bộ nhẹ nhàng 10 – 15 phút. Bởi giai đoạn đầu thai kỳ là bào thai đang trong quá trình hình thành thai nhi. Vì thế cơ thể rất nhạy cảm và yếu hơn bình thường, khi vận động mạnh hoặc không chú ý rất dễ sảy ngã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.
Từ tháng thứ 4 là thích hợp nhất để tăng cường và duy trì sức khỏe cho cả hai. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản đã chứng minh được những lợi ích của việc bà bầu nên đi bộ từ tháng thứ 4. Mỗi ngày đi bộ 20 – 30 phút là sẽ tốt cho cơ thể nhất.
>> Chi tiết: Bà bầu nên đi bộ từ tháng thứ mấy
3. Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho bà bầu chi tiết
Nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe, xem ngay những hướng dẫn chi tiết đi bộ đúng cách cho bà bầu nên áp dụng dưới đây:
3.1. Đi bộ khi mang thai tam cá nguyệt thứ nhất
13 tuần đầu hay 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ được gọi là tam cá nguyệt thứ nhất. Đây là thời điểm tiến hành các sàng lọc trước sinh. Đồng thời, cơ thể bà bầu cũng ở giai đoạn nhạy cảm nhất, xuất hiện các triệu chứng ốm nghén khó chịu.
Đi bộ khi mang thai giai đoạn đầu
Bào thai chưa phát triển ổn định nên ở giai đoạn này. Các bác sĩ khuyên rằng bà bầu chưa nên đi bộ nhiều, đặc biệt người có tiền sử mang thai khó, sảy thai.
Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho bà bầu ở tam cá nguyệt thứ nhất:
– Với bà bầu chưa quen đi bộ: Đi bộ 10 – 20 phút/buổi, 3 buổi/tuần. Khi dần quen thì nâng tần suất dần lên 4 – 5 buổi/tuần sau 2 – 3 tuần đi bộ.
– Với bà bầu có thói quen đi bộ từ trước: Duy trì 6 buổi/tuần, 15 – 20 phút/buổi. Sau đó có thể tăng thời gian lên 20 – 40 phút mỗi buổi đi bộ.
– Đi bộ nâng cao: Bên cạnh đi bộ kết hợp thêm một số động tác nhẹ nhàng vung tay chân. Thời gian đi bộ từ 20 – 30 phút, mỗi tuần 5 – 6 buổi. Ở những tuần cuối của giai đoạn này, đi 30 – 60 phút/buổi với 6 buổi/tuần.
3.2. Đi bộ khi mang thai trong tam cá nguyệt thứ 2
Tam cá nguyệt thứ hai là thời kỳ mang thai 3 tháng giữa, kéo dài từ tuần 13 đến tuần 25. Lúc này bụng bà bầu đã bắt đầu lớn dần, thai nhi đang dần trưởng thành. Bởi bụng lớn nên mẹ bầu cần chú ý khi đi bộ cần giữ lưng thẳng, tay có thể nắm vào hông tránh khom lưng. Mắt hướng về phía trước, khi thấy mệt thì dừng lại.
Bà bầu đi bộ mức sơ cấp
Đi từ 4 – 5 buổi 1 tuần, mỗi buổi 10 phút. Trong đó có thể xen kẽ 2 ngày tăng thêm thời gian, đi từ 15 – 30 phút. Khi đến những tuần cuối của tam cá nguyệt, giữ thời gian đi bộ 15 – 30 phút và cố gắng đi 4 – 6 ngày/tuần.
Đi bộ khi mang thai trong tam cá nguyệt thứ 2
Bà bầu đi bộ mức trung bình
Bắt đầu với 20 phút mỗi ngày, đi 4 – 6 ngày/tuần. Tới cuối giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, bạn đi từ 25 – 40 phút mỗi ngày và duy trì đều đặn 5 – 6 ngày/tuần.
Bà bầu đi bộ mức nâng cao
Đi bộ 6 ngày/tuần và mỗi ngày kéo dài 30 – 40 phút. Nếu được, bạn có thể tăng quãng đường đi và tăng tốc độ. Sau dần tăng lên đi 40 – 50 phút, đi bộ 5 – 6 ngày/tuần. Nên dành 1 ngày đi bộ trong thời gian 60 phút.
3.3. Bà bầu đi bộ khi mang thai trong tam cá nguyệt thứ 3
Tam cá nguyệt thứ 3 được đánh giá là giai đoạn cực kì quan trọng và đặc biệt. Thời kì này kéo dài từ tuần thai thứ 26 đến 40. Cân nặng của thai nhi sẽ phát triển nhanh nhất vào thời điểm này, chính vì thế đi bộ hỗ trợ rất tốt cho quá trình sinh nở. Bà bầu sẽ dễ trở dạ và tốt cho quá trình sinh nở tự nhiên.
Cơ thể dần nặng nề khi di chuyển, vì vậy phụ nữ khi mang thai thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3 này nên chọn nơi đi bộ thoáng đãng và có địa hình bằng phẳng. Những nơi có địa hình gồ ghề sẽ khiến cho bà bầu dễ bị ngã, thậm chí là nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng.
Nhất là đối với những ngày hè nhiệt độ cao và nóng bức, bà bầu nên đi bộ ở nơi có bóng râm, đồng thời cần đảm bảo uống đủ nước để bảo vệ sức khỏe cả cả mẹ và bé.
Ngoài đi bộ ngoài trời, các bà bầu có thể tham khảo lựa chọn các bài tập đi bộ nhẹ nhàng với máy chạy bộ tại nhà.
Bà bầu đi bộ khi mang thai trong tam cá nguyệt thứ 3
Với những ngày hè nắng nóng, mẹ bầu nên đi bộ ở những nơi nhiều bóng râm, cây xanh và không quên uống đủ nước để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.
Hướng dẫn bà bầu đi bộ trong tam cá nguyệt thứ 3:
Mức độ nhẹ
Đi từ 4 – 6 ngày/tuần, mỗi ngày đi tầm 10 phút. Kích thước bụng lớn vì thế bạn nên đi chậm lại. Giai đoạn cuối khi gần sinh, bạn nên đi bộ từ 15 – 30 phút/ ngày, đi 5 – 6 ngày/tuần.
Mức độ trung bình
Dành 10 – 20 phút để đi bộ mỗi ngày, hàng tuần đi 4 – 6 buổi. Đến những tuần cuối gần ngày sinh, hãy tranh thủ đi bộ 20 – 45 phút, đi 5 – 6 ngày/tuần.
Mức độ nâng cao
Tranh thủ đi bộ từ 20 – 50 phút mỗi ngày, 4 – 6 ngày/tuần. Cuối tam cá nguyệt thứ 3 thì đi từ 25 – 50 phút mỗi ngày và từ 5 – 6 ngày/tuần.
4. Lưu ý cần biết cho bà bầu khi đi bộ
Để đảm bảo giữ gìn sức khỏe và giúp việc đi bộ của bà bầu được thuận lợi nhất, bỏ túi ngay một số kinh nghiệm và lưu ý cần biết dưới đây:
– Chọn loại giày phù hợp: Giày dùng để bà bầu đi bộ phải có kích thước vừa chân, không chật, độ bám tốt đồng thời vẫn đảm bảo sự thoải mái. Để chống sốc, bà bầu nên trang bị thêm miếng dán gót giày ở dưới.
– Dùng kem chống nắng bảo vệ da: Đi bộ ngoài trời dễ khiến cho da bị nám hơn. Bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF đạt mức 30 trở lên.
– Uống đủ và bù nước cho cơ thể khi cần thiết: Đi bộ thời gian dài cũng làm bạn đổ mồ hôi khi luyện đi bộ, dẫn đến tình trạng mất nước. Bổ sung nước đầy đủ giúp bạn bù nước, bù khoáng và vận động khỏe khoắn hơn.
Bà bầu khi đi bộ cần bổ sung đủ nước
– Ăn nhẹ trước khi đi bộ: Cơ thể cần được bổ sung đầy đủ năng lượng trước khi vận động. Phụ nữ đang mang thai không nên ăn no quá trước khi đi bộ. Ăn nhẹ trước 30 phút vừa đảm bảo cung cấp đủ năng lượng lại không gây đầy bụng. Một số thực phẩm bạn có thể sử dụng như: chuối, táo, bơ đậu phộng, bánh gạo, sinh tố…
– Chọn địa điểm đi bộ phù hợp: Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà bà bầu sẽ lựa chọn đi bộ trong nhà hay ngoài trời. Nếu nhiệt độ thời tiết quá cao hoặc quá thấp, tốt nhất hãy đi bộ trong nhà với máy chạy bộ hoặc đi xung quanh. Hãy mặc áo ấm khi đi bộ vào mùa đông. Khi ngừng đi và cơ thể đang đổ mồ hôi, tuyệt đối không nên cởi áo ngoài trời mà chỉ được bỏ bớt áo khi về nhà hoặc ở nơi kín gió. Nếu không rất dễ bị cảm lạnh.
– Dấu hiệu nhắc nhở cần đi chậm hoặc dừng việc đi bộ ngay lập tức:
- Kiệt sức; khó thở; đau mỏi người, chân tay, các khớp.
- Đau dữ dội vùng bụng / vùng xương chậu
- Xuất hiện cơn co tử cung.
Hy vọng qua bài viết “Bà bầu đi bộ nhiều có tốt không? Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho bà bầu” mà Ghế massage SCO website chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc. Ngoài đi bộ theo hình thức thông thường thì máy chạy bộ luyện tập tại nhà cũng là lựa chọn của nhiều bà bầu. Để được các chuyên gia tư vấn cụ thể và chi tiết, quý khách hãy gọi ngay đến hotline 0911.65.63.63.
▾
▴