Thoái hóa khớp là một trong những bệnh thường gặp nhất ở những người cao tuổi. Bệnh tiến triển chậm nhưng ảnh hưởng lớn đến lao động và sinh hoạt hàng ngày, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tàn phế. Vậy cần làm gì để phòng ngừa và hạn chế các tổn thương do thoái hóa khớp ở người lớn tuổi? Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn chi tiết vấn đề này.
Xem thêm:
- Mua ghế nằm massage chính hãng Nhật Bản ở đâu giá rẻ, uy tín?
- Top 3 ghế massage lưng nhập từ Nhật giá tốt nhất thị trường 2021
- Top 3 ghế massage tốt nhất Việt Nam – Ghế đầu tiên bán chạy nhất 2021
Thoái hóa khớp là gì?
Khớp là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương trong cùng một cơ thể, có bao khớp bao bọc xung quanh, có một lớp sụn mềm giữa 2 đầu xương và một loại dịch nhầy (dịch khớp) rất trơn để cho khớp cử động một cách dễ dàng.
Thoái hóa khớp là hiện tượng lão hóa của các tổ chức sụn, các tế bào, tổ chức ở khớp và quanh khớp. Quá trình lão hóa này mang tính quý luật, từ tuổi 70 trở đi hầu như mọi người đều có dấu hiệu thoái hóa khớp.
Trong cấu tạo của khớp xương, sụn khớp đóng vai trò rất quan trọng. Sụn bao phủ đầu xương như một chiếc đệm giảm xóc, vừa chống va đập khi khớp chuyển động vừa làm giảm ma sát giúp các xương trườn lên nhau dễ dàng.
Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, đồng thời xuất hiện các vết nứt nhỏ. Đối với trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Sụn thoái hóa, mất đi chức năng đệm làm lớp xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khi vận động, gây sưng và đau. Lâu dần khớp sẽ bị biến dạng; các chồi xương được hình thành và phát triển ở bờ xương làm sự cọ xát tăng lên khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.
Tổn thương thoái hóa khớp ở người cao tuổi thường gặp ở cột sống (nhất là ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ); ở chi trên như khớp vai và ở chi dưới như khớp gối, khớp háng.
Triệu chứng điển hình của bệnh là cảm giác đau, cứng tại khớp bị thoái hóa. Các cơn đau trở nên nặng hơn vào buổi tối, khi vận động, lúc trái gió trở trời. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy lạo xạo khớp khi cử động, ở giai đoạn nặng có thể có biến dạng khớp, hạn chế vận động hoặc mất vận động khớp.
Phương pháp phòng và hạn chế tổn thương do thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Vì thoái hóa khớp là căn bệnh xuất phát từ sự lão hóa có tính quy luật nên không hẳn lúc nào cũng có thể phòng tránh căn bệnh này. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để hạn chế cũng như làm giảm quá trình diễn ra sớm của bệnh:
– Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp. Khi bạn càng béo, sức nặng đè lên khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân.
– Thường xuyên vận động. Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức như đi bộ, thể dục dưỡng sinh sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng.
– Có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Nên bổ sung ăn những thứ cung cấp các axit béo thiết yếu, chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm đau và hình thành xương.
– Trong cuộc sống hàng ngày nên tránh các tư thế xấu khi lao động và sinh hoạt; tránh các tác động quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang vác, đẩy, xách, nâng,… hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức.
– Trong đời sống sinh hoạt, nên thường xuyên thay đổi các tư thế. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp.
– Kiểm soát lượng đường trong máu vì nồng độ đường quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc của sụn khớp
– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm nếu bị thoái hóa khớp.
Khi có dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở uy tín để được xác định chính xác mức độ của bệnh và có phương án điều trị phù hợp.
Ngoài ra, người cao tuổi nên thường xuyên massage, bấm huyệt để xua tan mệt mỏi, làm linh hoạt các khớp, cơ, gân, dây chằng đồng thời lưu thông khí huyết, tránh các bệnh về tim mạch, xương khớp.
Bên cạnh việc mát – xa trực tiếp, thì ghế massage toàn thân TOKUYO cũng là thiết bị hỗ trợ điều trị và chăm sóc sức khỏe được các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa cơ – xương – khớp tin dùng và khuyến khích sử dụng.
Được tích hợp các công nghệ tiên tiến, ghế massage toàn thân TOKUYO có khả năng xoa bóp, đấm, vỗ, miết, day,… như bàn tay con người, giúp thư giãn và làm dịu nhanh các triệu chứng đau nhức, tê mỏi toàn thân. Cụm 8 con lăn SL-4D Max chạy dọc từ cổ xuống đến mông sẽ tác động trực tiếp đến các huyệt đạo quan trọng vùng cổ vai gáy và đốt sống lưng sẽ kích thích sâu vào trong xương khớp, làm thúc đẩy việc tiết dịch từ ổ khớp, loại bỏ tình trạng ứ trệ và hiện tượng túi dịch ở các khớp xương, tăng sự linh hoạt của gân, dây chằng.
Ngoài ra, các dòng ghế massage TOKUYO còn sở hữu hệ thống nhiệt hồng ngoại chườm nóng liên tục làm ấm cơ thể, và hệ thống túi khí kép đa chiều luân phiên co bóp giúp lưu thông khí huyết, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể rất tốt cho người bị thoái hóa. Còn với những người đang bị đau nhức cột sống thì chức năng massage không trọng lực – Zero gravity sẽ là một “liều thuốc” tuyệt vời, có khả năng làm giảm căng cơ, thư giãn đốt sống cổ hiệu quả.
Trên đây là một số chia sẻ về bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Để được tư vấn thêm thông tin về sức khỏe hoặc các loại ghế massage tốt cho hệ xương khớp, bạn đừng quên gọi đến hotline: 0911.270.666
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc!
>>> Xem chi tiết các mẫu ghế massage TOKUYO tốt cho xương khớp TẠI ĐÂY
Ghế massage SCO tổng hợp